Một Bartender (còn được gọi là một barkeep, barman, barmaid, mixologist hoặc flairman) là một người nghệ sĩ pha chế thức uống sau quầy Bar. Bartender có thể kết hợp pha chế các loại cocktail cổ điển như Cosmopolitan, Manhattan, Old Fashioned và Mojito… và sáng tạo nên nhiều cái tên mới hấp dẫn, thu hút người thưởng thức.
Ngày xưa Bartender thường được biết là một nghề làm thêm cho sinh viên để có được kinh nghiệm hoặc kiếm tiền cho các khoản học phí đại học. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi trên khắp thế giới và Bartender đã trở thành một nghề hấp dẫn được nhiều người lựa chọn theo học vì có nhiều cơ hội phát triển thăng tiến cùng thu nhập ổn định. Bên cạnh đó mỗi năm trên thế giới còn tổ chức rất nhiều cuộc mang tầm cỡ quốc tế như World Class và Bacardi Legacy để tìm ra những tài năng pha chế, đồng thời cũng giúp tất cả mọi có được cái nhiều khác hơn về ngành nghề này. Hôm nay, các bạn hãy cùng Bartender.edu.vn tổng hợp những kiến thức cơ bản về nghề Bartender nhé!
Khái quát về nghề Bartender
Bartender được biết đến là một nghề dịch vụ thương mại có từ hàng ngàn năm trước. Công việc thường ngày của Bartender sẽ là pha chế thức uống, chủ yếu là các loại thức uống có cồn như cocktail. Một bartender sẽ làm việc với rượu, hoa quả, chai, bình lắc rượu và ly. Dù công việc chính là pha chế nhưng các Bartender vẫn cần thành thục thêm các chiêu trò biểu diễn với bình lắc shaker, để tạo nên bầu không khí sôi nổi thu hút khách hàng.
Bartender là một người chuyên pha chế và phục vụ thức uống có cồn phía sau quầy bar
|
Những kỹ năng cần thiết
Kỹ năng pha chế: Đã là một Bartender thì chắc chắn không thể thiếu kỹ năng pha chế. Kỹ năng pha chế đòi hỏi bạn phải có sự am hiểu sâu sắc về những đặc tính của các loại rượu, thuộc nằm lòng tên gọi và biết cách phân biệt từng loại rượu khác nhau. Phải thuộc nằm lòng những công thức pha chế cocktail, mocktail… có khả năng định lượng hợp lý các nguyên liệu để khi pha chế cocktail sẽ có hương vị thơm ngon, cân bằng. Ngoài ra, họ phải biết cách lựa chọn và kết hợp, sử dụng các kiểu ly sao cho thích hợp với thức uống.
Kỹ năng biểu diễn: Đây là một kỹ năng rất khó và chính là thước đo để phân biệt giữa một Bartender chuyên nghiệp và Bartender nghiệp dư. Hầu hết ở các nước khác Bartender thường rất thành thục kỹ năng này, nhưng ở Việt Nam lại có nhiều hạn chế hơn do chưa có nhiều nơi uy tín chuyên đào tạo kỹ năng biểu diễn pha chế “Flair Bartending”.
Sự sáng tạo: Một Bartender chuyên nghiệp cần biết sáng tạo ra nhiều công thức pha chế và các loại thức uống khác mới lạ hơn để không bị gò bó mình trong những khuôn khổ nhất định. Sự sáng tạo đôi khi cũng giúp Bartender phần nào có thể khẳng định mình và để lại ấn tượng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, hay chỉ đơn giản là để làm mới thức uống để chúng có những hương vị và cảm giác mới mẻ, táo bạo, khác thường nhưng vẫn rất hữu dụng.
Khổ luyện và không ngừng học hỏi: Thành công thường không dễ dàng mà đạt được hay có thể nắm bắt trong cuộc sống. Nếu muốn trở thành một Bartender chuyên nghiệp, bạn phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và phải khổ luyện không ngừng để nâng cao tay nghề. Thành công sẽ không đến với những ai dễ dàng bỏ cuộc, không chịu thay đổi. Vì vậy, một Bertender cần phải không ngừng cố gắng và hoàn thiện bản thân.
Con đường nghề
Do sự phát triển ngày càng rầm rộ của ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, quầy bar... nên Bartender không còn là nghề làm thêm của các sinh viên mà thay vào đó còn được đào tạo bài bản từ các trường nghiệp vụ du lịch, hay những cơ sở đào tạo uy tín. Khi theo học nghề Bartender học viên sẽ được thực tập tại các nhà hàng, quán bar để tích lũy kinh nghiệm. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp học viên còn được trung tâm đào tạo nghề Bartender giới thiệu việc làm, hoặc có thể tìm việc qua các kênh thông tin báo chí.
Nếu như ngày trước nhu cầu tìm việc cho Bartender còn khá hạn chế, chủ yếu là được người quen giới thiệu, không đòi hỏi kinh nghiệm, bằng cấp và mức lương khá “bèo”. Thì ngày nay, nhu cầu tuyển dụng cho nghề Bartender đã tăng cao, được rao tuyển công khai trên các trang web, đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm, đặc biệt là có thu nhập khá hấp dẫn. Mức lương của Bartender chuyên nghiệp có thể lên đến chục triệu mỗi tháng. Đồng thời, nghề này cũng có nhiều cơ hội phát triển đến những vị trí cao hơn như: Bar trưởng, Giám sát thức uống, Quản lý thức uống, Quản lý nhà hàng - quán bar…
Qua tổng hợp những kiến thức cơ bản mà chúng tôi chia sẻ trên đây thì hy vọng sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn khách quan và hiểu rõ hơn về nghề Bartender. Chúc các bạn luôn thành công trên con đường nghề nghiệp mà mình đã chọn!
Nhận xét
Đăng nhận xét