Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu về nguồn gốc và các vấn đề xung quanh nồng độ cồn trong rượu



Nồng độ cồn có trong các loại rượu nhờ quá trình lên men hoặc chưng cất, các loại rượu khác nhau có nồng độ cồn khác nhau. Thức uống có cồn là chất kích thích vừa có lợi cho sức khỏe lại có tác hại không nhỏ. Vậy các loại thức uống có cồn – rượu có từ đâu và nồng độ cồn trong rượu có những tác dụng, cũng như tác hại gì?
Nguồn gốc và sự phát triển của rượu
Thật ra chưa có một chứng cứ xác thực nào chỉ ra cách con người khám phá ra rượu. Duy chỉ có giả thuyết rằng người cổ đại ở thời Đồ đá (khoảng 10.000 năm TCN) quan sát động vật ăn trái cây lên men nên đã bắt chước. Bằng cách để nho dại vào túi da động vật, đợi chúng lên men và lấy nước uống, từ đó người cổ đại có cho mình thức uống mà ngày nay chúng ta gọi là rượu (chính xác là rượu vang). Sau đó, nhiều bằng chứng cho thấy người Ai Cập đã biết ứng dụng rượu vào y học và rượu bắt đầu lan truyền nhanh.
Rượu vang đã được uống từ thời Hy Lạp cổ điển trong các bữa ăn sáng và tiệc rượu vào ban đêm. Trong TK I TCN người La Mã cũng dùng rượu trong các bữa ăn. Tuy nhiên, lúc ấy họ đều pha loãng rượu vang với nước.
Rượu bắt đầu có những bước phát triển mới, trong TK XIII – IX các nhà giả kim thuật đạo Hồi cho chưng cất rượu mạnh từ rượu vang. Rượu trở nên phổ biến và hơn tại châu Âu vào TK XIV sau khi du nhập vào đây 2 thế kỷ.
 Rượu là thức uống độc đáo được người cổ đại tìm ra
Rượu là thức uống độc đáo được người cổ đại tìm ra
Các loại rượu và nồng độ

Rượu được chia thành nhiều loại tùy theo loại rượu mà nồng độ cũng khác nhau.
-          Bia: 1 – 12%, thường ở vào khoảng 5%
-          Rượu vang (vin): 7 – 14% thường vào khoảng 12%
-          Rượu mùi (en:Liqueur): khoảng 15 – 75%, thông thường dưới 30%
-          Rượu mạnh: thường vào khoảng 30 – 55%
Chi tiết hơn, rượu mạnh được phân loại theo nguyên liệu sản xuất và theo năm:
-          Rượu nho
-          Rượu ngũ cốc
-          Rượu hoa quả
Các loại rượu mạnh có nồng độ cồn khảng 40% thường được sử dụng như một loại rượu nền trong pha chế cocktail như: Gin, Tequila, Vodka, Rhum… Ngoài ra còn có các loại rượu mùi với nồng độ cồn thấp hơn, được bổ sung các hương liệu để tạo mùi cho rượu thêm độc đáo. Các loại cocktail được pha chế từ rượu là thức uống ưa thích của nhiều người trên thế giới và trở thành một nét văn hóa tại Mỹ.
Hiện nay rượu không chỉ được lên men bởi các loại hoa quả tự nhiên mà còn có được từ việc chung cất ngũ cốc mà nổi tiếng nhất có lẽ là Whiskey. Cùng với những cách chưng cất, lên men độc đáo mà các loại rượu có hương thơm nồng nàn, mùi vị ngất ngây và nồng độ cồn đủ để làm người ta say khướt.
Tác hại và tác dụng của cồn trong các loại rượu
Tác hại của rượu:
Cồn có trong rượu là tác nhân làm giãn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu ngoài. Điều này dẫn tới cảm giác ấm hơn khi uống các loại rượu có cồn, khi đó việc điều chỉnh nhiệt tự nhiên của cơ thể bị ức chế. Đồng thời cồn có tác dụng gây mê, vì thế cơ thể không cảm nhận được lạnh. Vào mùa đông, tỉ lệ tử vong vì lạnh cóng do uống rượu tăng cao. Khi kết hợp với các chất gây nghiện khác cồn có trong rượu gây hại mạnh hơn và nhanh hơn uống rượu đơn thuần.
Cồn có tác hại lên cơ thể tùy theo thể trạng và cân nặng. Ngay khi nạp một lượng nhỏ cồn 0.2 phần ngàn tương đương 0.3l bia hoặc 100ml rượu vang cồn đã tác động lên hệ thống thần kinh và đặc biệt là não làm cho góc nhìn hẹp lại, thời gian phản ứng chậm. 

 Nồng độ cồn khiến người uống mất kiểm soát ý thức và hành vi
Nồng độ cồn là nguyên nhân khiến người uống mất kiểm soát ý thức và hành vi
Uống 50g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn – theo nghiên cứu của các nhà khoa học. Ước khoảng 100.000 tế bào não bị chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000. Đây là thống kê làm thức tỉnh những ai đang cố dấn thân vào bia, rượu – các loại thức uống có cồn.
Tác dụng:
Nồng độ cồn thường làm người ta say, kéo theo các hệ lụy sau đó nhưng ít ai biết rằng rượu cũng có những tác dụng không ngờ, nhất là trong y học. Một số nghiên cứu cho thấy rằng một lượng ít cồn, đặc biệt là rượu vang đỏ cụ thể 20 – 40g ở phái nam và 10 – 20g ở phái nữ có thể làm tăng tuổi thọ và giảm các bệnh tim mạch.
Với một lượng vừa phải, rượu có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não (đột quỵ), giảm tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh Alzheimer và giảm cảm lạnh thông thường. Chứng rối loạn tiêu hóa, trầm cảm, loét dạ dày (đối với người không có bệnh loét dạ dày hoặc tá tràng) tỉ lệ cũng được giảm đi.  
Tìm ra rượu là một trong những phát hiện lớn của nhân loại, các loại rượu mạnh như Rhum, Vodka, Brandy,… đều là các loại rượu ngon, là nguyên liệu, thành phần pha chế ra các món thức uống độc đáo. Mặc dù nồng độ cồn trong rượu có nhiều tác hại, tuy nhiên không thể ngăn được người yêu thích các loại rượu thưởng thức nó, nhưng có một lời khuyên nhỏ rằng hãy biết “vui có chừng, dừng đúng lúc” để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như góp phần gìn giữ hạnh phúc của gia đình và xã hội.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách Làm Trà Tắc Thơm Ngon Bán Chạy Cả Năm

Cách làm trà tắc không chỉ mang đến cho bạn món đồ uống giải khát sảng khoái mà còn cung cấp thêm vitamin C để tăng cường chức năng hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật. Nếu bạn đang kinh doanh đồ uống, bí quyết làm trà tắc thơm ngon hấp dẫn giúp bạn kinh doanh đắt khách. Trà tắc mát lành giải khát sảng khoái (Ảnh: Internet) Trà tắc là gì? Từ đầu mùa nắng nóng, trên khắp các nẻo đường, bạn sẽ nhìn thấy nhiều biển chào hàng: “trà tắc khổng lồ 10k”, cửa hàng nào cũng tấp nập người mua kẻ bán. Vậy trà tắc là gì? Trà tắc là một trong những món đồ uống giải khát được ưa chuộng nhất hiện nay. Nguyên liệu chính của loại thức uống này rất đơn giản, gồm: trà, quả tắc tươi và đường cát. Ấy vậy mà thức uống lại sở hữu hương vị thơm thơm, chát nhẹ của trà, quyện trong chua thanh của tắc, được đằm vị bằng ít đường cát và thêm đá viên mát lạnh. Thời tiết nắng nóng, hút liền một mạch ngụm trà tắc mang đến cảm giác sảng khoái, đánh tan nắng nóng. Trà tắc được bày bán ở khắp nơi (Ảnh: Internet)

Cách Làm Café Cốt Dừa Béo Thơm Lại Đậm Vị Khởi Đầu Ngày Mới

Café cốt dừa là một biến tấu độc đáo từ các món café truyền thống của Việt Nam. Sự góp mặt của nước cốt dừa đã tạo nên hương vị độc đáo cho đồ uống quen thuộc. Cùng học cách làm café cốt dừa thưởng thức và nhâm nhi vị ngon khó cưỡng của đồ uống ngay nhé! Café nước cốt dừa béo thơm lạ miệng (Ảnh: Internet) Café cốt dừa là gì ? Tại sao món đồ uống này được yêu thích? Công thức pha café nước cốt dừa ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Bartender.edu.vn để có tìm hiểu ngay nhé! Café Cốt Dừa Là Món Gì? Nếu bạn thích uống café nhưng không chịu được vị đắng thì café cốt dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Vị béo và hương thơm của dừa khi hòa quyện cùng café đã góp phần làm giảm vị đắng. Hai nguyên liệu hòa quyện lại với nhau tạo nên một hương vị lạ miệng nhưng không kém phần thơm ngon. Chỉ cần một lần nhâm nhi thôi, bạn sẽ trúng ngay “tiếng sét ái tình” của café cốt dừa. Tủ lạnh nhà bạn đã có nước cốt dừa, café bột vậy thì còn đợi gì mà không học công thức pha nước café

Cách Làm Sinh Tố Việt Quất Ngon Tại Nhà

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu, uống sinh tố việt quất có khả năng phòng ngừa nhiều bệnh, đặc biệt cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. Học ngay cách làm sinh tố việt quất tại bài viết này của website Bartender.edu.vn nhé! Sinh tố việt quất chứa nhiều vitamin và hợp chất tốt cho sức khoẻ (Ảnh: Internet) Việt quất tiếng Anh gọi là Blueberry. Đây là loại trái cây được mệnh danh là thuốc trường sinh, mang lại tuổi thọ lý tưởng cho chúng ta. Việt quất thuộc dạng quả mọng, kết thành chùm, bên ngoài vỏ có màu ánh tía hoặc ngả sang tím. Nguyên liệu làm sinh tố việt quất Việt quất: 200gr Đường cát: 20gr Sữa tươi: 40ml Sữa đặc: 20ml Đá viên Dụng cụ làm sinh tố việt quất: máy xay sinh tố, muỗng, ly… Cách làm sinh tố việt quất ngon Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Đầu tiên, bạn rửa sơ quả việt quất với nước và để ráo nước. Những quả việt quất bị hỏng hoặc dập thì nên bỏ nhé. Sau đó áo qua việt quất một ít đường cát và dùng muỗng dằm nhẹ. Việt quất có màu ánh tím rất đẹp mắt (Ảnh: In